SÀNG LỌC VÀ TẦM SOÁT SỚM PHÒNG NGỪA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong. Tờ Thông tin về Đột quỵ Toàn cầu được phát hành vào năm 2022 cho thấy nguy cơ phát triển đột quỵ trong suốt cuộc đời đã tăng 50% trong 17 năm qua và hiện nay, cứ 4 người thì có 1 người được ước tính sẽ bị đột quỵ trong đời. Từ năm 1990 đến 2019, tỷ lệ đột quỵ đã tăng 70%, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tăng 43%, tỷ lệ đột quỵ tăng 102% và số năm sống khuyết tật (DALY) tăng 143%.
Nguy cơ lâm sàng chính của đột quỵ là huyết áp cao. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm sử dụng thuốc lá, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu, rung tâm nhĩ, tăng lipid máu, béo phì, khuynh hướng di truyền, căng thẳng và trầm cảm. Những người sống sót sau đột quỵ có thể sống chung với các tác động bao gồm khuyết tật về thể chất, khó khăn trong giao tiếp, mất việc làm, thu nhập và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc sàng lọc , tầm soát sớm và tiếp cận điều trị nhanh chóng sẽ giúp cứu sống và cải thiện khả năng hồi phục.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỘT QUỴ
Trong đột quỵ, thời gian là vàng. Càng mất nhiều thời gian, càng mất nhiều tế bào não. Cụ thể, cứ mỗi phút trôi qua, chúng ta mất hơn 1,9 triệu neuron và 13,8 tỷ synap thần kinh. Người bệnh càng đến bệnh viện sớm bao nhiêu thì cơ hội hồi phục càng cao bấy nhiêu. Nếu được điều trị trong vòng 90 phút từ lúc khởi phát, cứ khoảng 03 người được điều trị tái tưới máu, thì 01 người sẽ trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu tiết kiệm mỗi 15 phút, thì cơ hội người bệnh có cuộc sống tự lập tăng thêm 4%.
(Nguồn: Bộ Y tế).
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức có thể cứu sống và cải thiện kết quả cho những người sống sót.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI SƠ CỨU NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
Điều tối quan trọng khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh nhất có thể để kịp đến viện trong giờ vàng. ( 4,5 – 6h đầu ).Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:
1. CẦN lập tức gọi xe cứu thương: Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất.
2. CẦN thông báo với cấp cứu 115 người bệnh bị “đột quỵ não”: Nhân viên cấp cứu 115 sẽ chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và lựa chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não là đích đến
3. CẦN cho người bệnh nằm tư thế an toàn: Nằm nghiêng một bên với đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não.
4. CẦN theo dõi các triệu chứng và hỏi người bệnh: Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng? Ghi lại các thông tin: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường… và bạn sẽ cung cấp cho nhân viên y tế sau đó.
5. KHÔNG cho người bệnh uống thuốc: Đột quỵ não có hai thể: chảy máu não và nhồi máu não. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào mà chưa rõ khuyến cáo, hay chỉ là truyền miệng.
6. KHÔNG cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì: Đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi, thậm chí tử vong.
7. KHÔNG cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện: Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu, và có thể tiến triển nặng hơn trong những giờ đầu. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Hasusen Health & Beauty